Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (2024)

Nước tiểu màu vàng trông có vẻ bình thường nhưng đôi lúc phản ánh một vấn đề nào đó của sức khỏe. Màu sắc của nước tiểu được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau và thay đổi dựa trên tình trạng cơ thể và chế độ ăn uống. Vậy nguyên nhân gây nước tiểu màu vàng là gì? Phân loại nước tiểu vàng ra sao? Điều trị như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết sau đây, mời bạn đọc theo dõi.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (1)

Nước tiểu màu vàng là gì?

Nước tiểu màu vàng là tình trạng nước tiểu có màu vàng và mỗi sắc độ phản ánh tình trạng cơ thể khác nhau. Màu nước tiểu bình thường có màu từ vàng nhạt đến hổ phách đậm, màu sắc thay đổi phụ thuộc vào sắc tố urochrome, các hợp chất và độ cô đặc của nước tiểu.

Urochrome là sản phẩm của sự phân hủy hemoglobin, một loại protein có trong hồng cầu và giúp oxi phân bổ đều khắp cơ thể. Do hồng cầu cần đổi mới hằng ngày nên phải đào thải các tế bào cũ. Từ đó urochrome được thải ra ngoài và làm nước tiểu màu vàng.

Nước tiểu màu vàng là bình thường hay bất thường?

Nước tiểu màu vàng là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là bất thường của cơ thể.

  • Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, trong suốt và không có máu hoặc hạt.
  • Nước tiểu màu vàng đậm biểu hiện cho cơ thể mất nước.
  • Nước tiểu màu vàng tươi cũng cho thấy cơ thể mất nước, dấu hiệu của sự dư thừa vitamin B (B2, B12) trong cơ thể, mặc dù tình trạng này không nguy hiểm.

Tại sao nước tiểu có màu vàng? Nguyên nhân do đâu

Nước tiểu có màu vàng do các nguyên nhân sau: (1)

1. Cơ thể thiếu nước

Mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào thấp hơn lượng nước rời khỏi cơ thể. Tình trạng này ở mức độ thấp còn gây đau đầu và táo bón. Đa số các trường hợp mất nước có thể khắc phục bằng cách bổ sung nước, với những trường hợp nặng cần chăm sóc y tế sớm.

2. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng gây ra nước tiểu màu vàng. Màu sắc của thực phẩm tự nhiên như quả mọng và củ cải đường, tương tác với sắc tố và làm thay đổi màu nước tiểu. Bên cạnh đó, thực phẩm chế biến thường chứa nhiều màu thực phẩm, cũng gây ảnh hưởng tương tự.

Các loại vitamin B như riboflavin (B2) và cobalamin (B12) gây nước tiểu màu vàng xanh huỳnh quang.

Beta carotene hoặc vitamin C dư thừa có thể làm nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam. Beta carotene sẽ chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể và được tìm thấy trong thực phẩm màu vàng và cam như cà rốt và khoai lang. Ngoài ra, vitamin C cũng có trong cà chua, dâu tây và bông cải xanh.

3. Thai kỳ

Nước tiểu màu vàng sáng có thể là triệu chứng sớm của thai kỳ.

4. Các bệnh về thận và đường tiết niệu

Nước tiểu màu vàng còn biểu hiện cho các bệnh như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm thận, bàng quang, niệu đạo… có thể làm nước tiểu màu vàng, nâu sẫm hoặc lẫn máu.
  • Alkapton niệu: đây là bệnh di truyền do tích tụ acid hom*ogentisic. Loại acid này được thải ra ngoài qua nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu vàng sậm khi tiếp xúc với không khí.
  • Thiếu máu: nước tiểu màu vàng sẫm, có lẫn máu do tình trạng thiếu máu tán huyết (hồng cầu bị phá hủy sớm hơn bình thường).
  • Bệnh gan: da, mắt và nước tiểu màu vàng có thể do bệnh gan, xơ gan. Nguyên nhân của những tình trạng này xuất phát từ virus hoặc uống quá nhiều rượu bia.
  • Sỏi mật: Sỏi mật thường hình thành do cholesterol trong túi mật, gây đau bụng dưới, ngứa da, vàng da, sốt và nước tiểu màu vàng.
  • Nhiễm chlamydia: chlamydia lây qua đường tình dục, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu và sinh sản.
  • Sỏi bàng quang: sỏi bàng quang gây tổn thương bàng quang và tắc nghẽn đường tiết niệu. Khi đó, nước tiểu màu vàng, nâu sẫm hoặc lẫn máu.
  • Viêm tụy cấp: viêm tuyến tụy cũng làm nước tiểu màu vàng, tiểu buốt, đau bụng dưới kèm buồn nôn, ợ hơi…

5. Thuốc

Thuốc không kê đơn và thuốc theo toa cũng có thể làm cho nước tiểu màu vàng nhạt. Các loại thuốc bao gồm: kháng sinh, thuốc nhuận tràng và một số loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (2)

Phân loại các tình trạng nước tiểu màu vàng thường gặp

Các tình trạng tiểu ra nước màu vàng thường gặp như:

1. Vàng nhạt

Nước tiểu màu vàng nhạt cho thấy lượng nước nạp vào cơ thể ở mức ổn định và gần như không có gì bất thường.

2. Vàng chanh

Nước tiểu màu vàng chanh do dư thừa vitamin B, thói quen sinh hoạt, uống không đủ nước hoặc ảnh hưởng của thực phẩm hay uống thuốc.

3. Vàng đậm

Nước tiểu màu vàng đậm do một số nguyên nhân như:

  • Cơ thể thiếu nước
  • Thành phần thực phẩm hoặc thuốc uống
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh porphyria
  • Viêm gan
  • Viêm tủy cấp
  • Nhiễm chlamydia
  • Sỏi bàng quang
  • Ống dẫn mật tắc nghẽn
  • Nhiệt độ quá cao
  • Mang thai

Các dấu hiệu bất thường đi kèm tiểu ra nước vàng

1. Tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu rắt

Các nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu thường gặp như:

1.1 Do bệnh

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu có thể do các bệnh gây ra. Hay nói cách khác, một số bệnh có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện là tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu. Bao gồm các bệnh sau:

  • Viêm bể thận
  • Viêm bàng quang
  • Viêm niệu đạo
  • Ung thư bàng quang
  • Sỏi hệ tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang
  • Suy tuyến thượng thận
  • Do bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới như: viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt
  • Bệnh nội tiết
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
  • Viêm bàng quang

1.2 Do sử dụng các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu

1.3 Do tuổi tác, người cao tuổi thường gặp các chứng rối loạn tiểu tiện hơn người trẻ

1.4 Do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, stress

1.5 Do vệ sinh chưa sạch sẽ hoặc chưa đúng cách

1.6 Do thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột

2. Nước tiểu màu vàng có bọt

Một số nguyên nhân làm nước tiểu màu vàng có bọt:

  • Mất nước: nếu đang trong quá trình vận động với cường độ cao nhưng ít bù nước cho cơ thể thì lúc đi vệ sinh sẽ thấy hiện tượng nước tiểu nổi nhiều bọt. Không chỉ vậy, những trường hợp sốt cao, ít uống nước mỗi ngày, tiêu chảy… đều dễ bắt gặp tình trạng này. Nguyên nhân là lúc này cơ thể đang trong tình trạng mất nước, khi đó, nước tiểu có nhiều bọt và trở nên đặc hơn.
  • Protein trong nước tiểu tăng cao: trong nước tiểu của người khỏe mạnh chỉ chứa một lượng nhỏ protein. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương sẽ không còn đảm bảo được chức năng, có thể khiến quá nhiều protein bị rò rỉ ra nước tiểu, dẫn đến protein niệu và gây hiện tượng nước tiểu có bọt. Đây là dấu hiệu của bệnh thận mạn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
  • Vấn đề về thận: nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh về thận. Trong đó, tiêu biểu là một số bệnh như: suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (3)

3. Nước tiểu màu vàng có váng mỡ

3.1 Nước tiểu có chứa protein làm nước tiểu có váng

Nước tiểu có váng là triệu chứng của protein niệu. Thêm vào đó, để chứng minh trong nước tiểu có protein bạn có thể nhỏ acid sulfosalicylic hoặc giấm vào nước tiểu, sẽ có hiện tượng vẩn đục, kết tủa.

Protein niệu là dấu hiệu của tổn thương thận. Bên cạnh đó, protein niệu dương tính thường gặp trong các trường hợp sau:

  • Bệnh thận: hội chứng thận hư; viêm cầu thận cấp; viêm cầu thận mạn; suy thận kèm phù, ure, creatinin máu tăng.
  • Viêm cầu thận cấp là nguyên nhân khiến nước tiểu có váng
  • Bệnh về máu như: bệnh đa u tủy xương, bệnh ung thư
  • Protein niệu ở phụ nữ mang thai.
  • Protein niệu do cơ địa

3.2 Nước tiểu chứa mủ làm nước tiểu có váng

Nước tiểu có mủ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, làm tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong nước tiểu tăng cao. Bạch cầu khiến nước tiểu có màu mủ sánh, để lâu có thể có váng trên bề mặt và có cặn mủ dính ở đáy bô. Nguyên nhân nước tiểu có váng, mủ chủ yếu do:

  • Viêm nhiễm niệu đạo
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Viêm bàng quang

Nước tiểu chứa mủ, váng là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang, thận ứ mủ, đái mủ vô khuẩn.

3.3 Nước tiểu chứa lipid làm nước tiểu có váng

Đi tiểu ra lipid bao gồm các thành phần như: acid béo, triglyceride, phospholipid, hầu như không có cholesterol, có thể là nguyên nhân nước tiểu có váng, cụ thể:

  • Hội chứng thận hư
  • Thai kỳ
  • Bệnh lý khác: những người mắc bệnh đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp, suy thận giai đoạn cuối, xơ gan mật cũng dễ bị đái lipid.
  • Đái lipid còn xảy ra ở cuối thời kỳ thai nghén

3.4 Nước tiểu chứa dưỡng trấp (chất lỏng do hạch bạch huyết sản xuất) làm nước tiểu có váng

  • Trong nước tiểu ở người khỏe mạnh không chứa dưỡng trấp. Do đó, khi bạn nhìn thấy nước tiểu có hiện tượng chứa dưỡng trấp thì cần đi khám kiểm tra chức năng thận ngay.
  • Biểu hiện của dưỡng trấp khi tồn tại trong nước tiểu là có triglyceride, làm nước tiểu chuyển màu trắng sữa, để lâu sẽ đặc lại như thạch rau câu, xuất hiện váng trong nước tiểu.

4. Nước tiểu vàng có cặn

  • Do mất nước
  • Do thực phẩm: các loại thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Khi ăn nhiều thực phẩm chứa phốt pho hoặc vitamin D sẽ xuất hiện cặn lắng nước tiểu vì thận đào thải lượng phốt pho dư thừa qua nước tiểu. Ngoài ra, những thực phẩm khác như: củ cải đường, nước cam, sữa và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng thận
  • Viêm niệu đạo do lậu, chlamydia
  • Tiểu dưỡng trấp
  • Tiểu phosphate
  • Do dùng thuốc: một số thuốc có thể làm xuất hiện cặn lắng nước tiểu như: thuốc điều trị đái tháo đường, các loại vitamin như vitamin B và vitamin C bởi 2 loại vitamin này có chứa nhiều phốt pho.

5. Nước tiểu vàng đục

Nước tiểu vàng đục do các nguyên nhân sau:

  • Đái tháo đường
  • Viêm niệu đạo
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng thận
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Viêm âm đạo
  • Bệnh lây qua đường tình dục
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (4)

Nước tiểu màu vàng có phải dấu hiệu của một bệnh lý?

Nước tiểu màu vàng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm.

  • Nước tiểu màu sắc vàng đậm cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nước tiểu màu sắc vàng như trà đặc có thể là dấu hiệu nghi ngờ một bệnh về gan như: viêm gan cấp, sỏi mật…

Khi nước tiểu có màu sắc bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh.

Phương pháp chẩn đoán đi tiểu ra nước màu vàng

Bác sĩ thường hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến tình trạng đi tiểu màu vàng, cụ thể:

  • Nước tiểu màu vàng đã xuất hiện bao lâu rồi?
  • Nước tiểu màu vàng có kèm theo mùi bất thường không?
  • Có cục máu đông nào trong nước tiểu không?
  • Bạn có bị đau khi tiểu hay các triệu chứng khác không?
  • Bạn đang sử dụng loại thuốc nào?

Dựa vào sắc độ của nước tiểu và các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể yêu cầu một vài xét nghiệm để xác định nhiễm trùng hoặc các bất thường khác. Xét nghiệm máu được thực hiện để xem gan và thận có hoạt động bình thường hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành siêu âm bàng quang, thận và đường tiết niệu hoặc chụp CT vùng bụng và vùng chậu nếu nghi ngờ sỏi tiết niệu. Khi được chỉ định, các hình ảnh giúp bác sĩ kiểm tra các bất thường ở các cơ quan này.

Cách điều trị tình trạng nước tiểu màu vàng

Cách điều trị tình trạng nước tiểu màu vàng:

1. Chế độ sinh hoạt:

  • Nghe theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị
  • Duy trì lối sống khoa học, hạn chế thức khuya, giảm căng thẳng
  • Đến gặp bác sĩ khi phát hiện bất thường

2. Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nước đầy đủ
  • Xem xét chế độ ăn, bổ sung vitamin hợp lý
  • Hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác

Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh lý nam giới. Trung tâm sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm cùng máy móc và thiết bị tiên tiến.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 093 180 68580287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Qua bài viết trên, hy vọng quý độc giả đã phân biệt được nước tiểu màu vàng bình thường và bất thường cũng như có thêm cho bản thân những thông tin về cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Nicola Considine CPA

Last Updated:

Views: 5762

Rating: 4.9 / 5 (69 voted)

Reviews: 84% of readers found this page helpful

Author information

Name: Nicola Considine CPA

Birthday: 1993-02-26

Address: 3809 Clinton Inlet, East Aleisha, UT 46318-2392

Phone: +2681424145499

Job: Government Technician

Hobby: Calligraphy, Lego building, Worldbuilding, Shooting, Bird watching, Shopping, Cooking

Introduction: My name is Nicola Considine CPA, I am a determined, witty, powerful, brainy, open, smiling, proud person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.